Có cần thiết ép cọc cho hố thang máy gia đình hay không?

Ép cọc cho hố thang máy cũng như các cột bê tông của hố thang được xem là một phần của hệ kết cấu chịu lực chung của nhà. Ở các nhà cao tầng, hố thang máy thường được đổ bê tông như “xương sống” chịu lực cho tòa nhà.

Các yếu tố cần đảm bảo khi xây dựng hố thang máy gia đình

Xây dựng hố thang máy đạt tiêu chuẩn là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Qua đó việc lắp đặt thang máy theo nhu cầu của từng công trình mới diễn ra thuận lợi. Trong đó những tiêu chuẩn, yếu tố chính cần đảm bảo của hệ thống hố thang là:

  • Được hoàn thiện với kích thước cân đối, thích hợp với tải trọng của sản phẩm.
  • Đảm bảo các biện pháp chống thống cho hố thang.
  • Đảm bảo khu vực hố thang hoàn thiện và đưa vào sử dụng có độ sạch sẽ cần thiết.
  • Yêu cầu vị trí sàn hố thang máy khi thi công xong có khả năng chịu lực tải trọng > 5000N/m2.
  • Khi đưa thiết bị vào sử dụng hố thang đảm bảo không lún, có độ dày đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hệ thống hố thang máy gia đình khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên mới giúp thiết bị được ứng dụng hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, việc có cần ép cọc cho hố thang máy hay không đòi hỏi gia chủ phải tìm hiểu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Khi nào cần ép cọc cho hố thang máy gia đình.

Ép cọc bê tông giúp hố thang có khả năng chịu lực tốt, kết cấu chắc chắn theo tiêu chuẩn. Một công trình khi thi công hố thang cần dựa vào một số yếu tố cơ bản để xác định có nên ép cọc hay không:
– Số lượng của chiều cao tầng, tải trọng và kích thước của hố thang.
– Khi kết cấu ban đầu của công trình chưa có móng, thang máy là công trình biệt lập.
– Đất nền có kết cấu quá mềm, dễ bị lún hoặc sạt lở khi đào hố thang.

Nhà cải tạo có đất nền dễ lún

Với những công trình này thì việc gia công móng ở xung quanh và một số vị trí trọng điểm trong nhà cần tiến hành. Như vậy có thể tạo kết cấu vững chắc, chịu được áp lực cho toàn bộ ngôi nhà. Đặc biệt, việc ép cọc bên tông trước khi làm hố thang luôn được đánh giá cao để đảm bảo được mức độ vững chắc lý tưởng cho công trình.

Nếu đất khu vực dự kiến làm thang máy có độ ẩm nhất định thì có thể dùng cọc tre. Còn không thì cần phải ép cọc bê tông. Ngoài ra, để giảm khối lượng thì có thể dựng hố thang bằng khung thép hay khung nhôm định hình.

Cọc bê tông

Khi lắp đặt thang máy ngoài trời

Một trường hợp khác cần thi công ép cọc cho hố thang trước khi hoàn thiện chính là phương án lắp đặt thang máy ngoài trời.

Thang máy lắp ngoài trời có đặc trưng là kết cấu nhẹ, hố PIT nông. Chỉ có một mặt cửa thang liền với tường nhà, 3 mặt còn lại hoàn toàn độc lập. Lúc này tiến hành ép cọc bê tông trước khi xây dựng hố thang vô cùng cần thiết. Nó giúp thiết bị khi được đưa vào sử dụng có độ chắc chắn và an toàn cần thiết.

Khi nào không cần phải ép cọc bê tông.

Các loại thang máy gia đình thường có kích thước bé, tải trọng nhỏ, tự trọng của thang cũng không cao. Hơn thế nữa, thang máy cáp kéo có kết cấu treo nên hệ chịu lực được bố trí ở khu vực đỉnh hố thang. Khi đó, lực sẽ được phân bố không chỉ riêng ở phần hố thang mà còn phân tán ra xung quanh khu vực lắp đặt thang máy.

Từ những phân tích phía trên thì có thể thấy tùy vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định tới việc cần hay không cần thiết ép cọc đáy cho hố thang máy. Tóm lại như sau:

  • Nếu hố thang máy được tính là hệ kết cấu chịu lực của nhà hoặc thang máy lắp ngoài trời thì nên ép.
  • Nếu thang máy gia đình được lắp ở trong nhà thì không cần ép để tránh lãnh phí tiền bạc.

CÔNG TY CP THANG MÁY MIỀN TRUNG

Tư vấn – Lắp đặt – Sửa chữa – Cứu hộ thang máy hàng đầu Miền Trung

____________________

⛩ Vp đại diện: 775 Nguyễn Trãi, P. Phú Sơn, Tp. Thanh Hóa.

📲 Liên Hệ Tư Vấn: 0966.022.533

☎️ Hotline cứu hộ thang: 1900 0138

📩 Email: [email protected]

🌐 Website: thangmaymientrung.vn

👨‍👦‍👦 Fanpage: Thang Máy Miền Trung