Thiết bị an toàn trong thang máy là cơ sở để đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho hành trình di chuyển của hành khách. Một công trình thang máy nhất định phải có 4 thiết bị an toàn sau đây. Phía cuối bài viết sẽ tổng hợp những điều quan trọng nhất để Quý khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin.
1. BỘ KHỐNG CHẾ VƯỢT TỐC
Bộ khống chế vượt tốc (Governor) là thiết bị mà bất kỳ sản phẩm nào của Thang máy Miền Trung cũng phải có để đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng.
Hiểu đơn giản governor có thể nhận biết được tốc độ nhanh bất thường của cabin và giữ cho cabin không thể rơi tự do.
Khi thang máy vượt quá tốc độ định mức cho phép thì bộ khống chế vượt tốc sẽ ngay lập tức kích hoạt hệ thống thắng cơ khí hoạt động. Ngay lập tức nó giữ cabin dừng khẩn cấp trên ray dẫn hướng. Nhờ đó mà cabin sẽ không rơi tự do ngay cả khi cáp tải bị đứt.
Governor có tiêu chuẩn riêng của mình. Nó sẽ được kích hoạt khi nhận thấy thang máy chạy nhanh hơn so với vận tốc định mức.
+ Vận tốc thang máy >4m/s: kích hoạt khi vận tốc vượt 25%
+ Vận tốc thang máy từ 1.4 – 4m/s: kích hoạt khi vận tốc vượt 33%
+ Vận tốc thang máy từ 0.5 – 1.4m/s: kích hoạt khi vận tốc vượt 40%
Hệ thống chống vượt tốc này hoạt động liên tục, song song với hoạt động của thang máy. Chính nhờ đó mà người dùng càng yên tâm sử dụng hơn khi đứng trong phòng thang ở độ cao chóng mặt. Đây là một thiết bị cần thiết và đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống an toàn. Do đó nó cần được kiểm tra thường xuyên, kỹ càng và đảm bảo về mặt chất lượng.
2. THẮNG CƠ
Bộ thắng cơ trong thang máy hay còn gọi là bộ hạn chế tốc độ. Tác dụng chính của bộ phận này là kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn, giúp cho cabin hoạt động trong tốc độ cho phép.
Cấu tạo của thắng cơ
Bộ phận hệ thống hãm phanh của thắng cơ được xây dựng xung quanh đãi phanh có hình bánh xe và có các đường rãnh. Nó được đặt ở phía trên cùng của giếng thang. Bộ phận cáp Governor được quấn vòng quanh các rãnh của đĩa phanh và một dòng xuống phía dưới cùng của giếng thang tạo thành một ròng rọc cân. Bộ phận cáp phanh cũng được gắn vào cabin của thang máy. Do đó nó cũng sẽ di chuyển theo khi cabin thang máy di chuyển lên xuống và quay đồng tốc với cabin thang máy kèm theo bộ đếm xung luôn kiểm soát tốc độ cabin hoạt động đúng định mức.
Nguyên lý hoạt động
Khi cabin di chuyển quá tốc độ định mức cho phép thì thiết bị đếm xung sẽ báo tín hiệu phản hồi về việc mất an toàn của thang máy với bộ điều khiển. Sau khi ghi nhận tín hiệu, bộ điều khiển thực hiện ngắt điện khỏi máy kéo. Sau đó hệ thống phanh điện từ sẽ đóng đồng thời quả phanh ly tâm trên thiết bị thắng cơ, tác động khiến hệ thống phanh an toàn ở khung cabin hoạt động và ép chặt cabin vào hệ thống ray dẫn hướng.
Hệ thống thắng cơ chỉ làm việc khi có sự cố mất an toàn do cabin thang máy vượt quá tốc độ cho phép. Nếu không thì nó sẽ không làm việc.
Nhờ có thắng cơ mà thang máy khi được đưa vào sử dụng sẽ có được độ an toàn cao hơn. Như vậy có thể hạn chế được tình trạng vượt tốc để có thể xảy ra gây tình huống, sự cố nguy hiểm không mong muốn cho người sử dụng.
3. GIẢM CHẤN
Giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn được đặt dưới hố thang. Khi có sự cố xảy ra làm thang máy chạy quá tốc độ theo chiều xuống thì giảm chấn là hệ thống an toàn cuối cùng để cabin ngồi lên làm giảm bớt những tác động trực tiếp tới thang máy.
Cấu tạo bộ giảm chấn gồm lò xo, dầu giảm chấn, ty phuộc. Chất liệu làm giảm chấn thường là sắt hoặc thép, nhằm đảm bảo độ cứng trong quá trình sử dụng giúp chịu được lực và tải trọng lớn.
Có 3 loại giảm chấn thang máy: giảm chấn lò xo, giảm chấn thuỷ lực, giảm chấn cao su. Dựa vào cấu tạo để lựa chọn giảm chấn ứng với từng yêu cầu sử dụng riêng.
>>Xem thêm: Ưu nhược điểm các loại giảm chấn thang máy
4. BỘ TRUYỀN ĐỘNG CỬA
Bộ truyền động cửa là bộ phận tiếp nhận thông tin, điều khiển cánh cửa thang máy đóng mở. Nó có nhiệm vụ giúp quá trình ra vào thang máy của người dùng trở nên đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Nhờ có bộ truyền động, cửa thang máy vận hành hoàn toàn tự động, đóng mở chính xác, đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng.
Phân loại bộ truyền động cửa thang máy
Có bao nhiêu kiểu mở cửa thang máy sẽ có bấy nhiêu loại truyền động cửa tầng tương ứng. Trong đó những loại chính được sử dụng phải kể tới chính là:
– Hệ thống cửa được thiết kế có cánh mở từ trung tâm. Đây là loại cửa mở tim thông dụng, được đưa vào sử dụng phổ biến trong nhiều công trình.
– Hệ thống cửa thiết kế dạng xếp lùa thích hợp cho công trình thang máy diện tích nhỏ, đảm bảo đóng mở tự động từ một phía nhanh chóng và hiệu quả, thuận tiện cho nhu cầu sử dụng thực tế của người dùng.
Nguyên lý hoạt động của bộ truyền động cửa thang máy
Cửa thang máy sẽ được hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động chung cửa thang máy. Lệnh hoạt động xuất phát từ PLC. (PLC là thiết bị điều khiển lập trình cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển hoạt động của thang máy thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC bao gồm thiết bị phần cứng và phần mềm điều khiển).
PLC sẽ kích lệnh chạy thang giúp thang máy hoạt động dừng đón trả khách tại các tầng. Khi thang máy di chuyển đến tầng, đã bằng tầng thì hệ thống này sẽ kích hoạt đóng mở cửa cabin theo lệnh. Lúc này, khi cabin mở cửa thì chốt giữa cửa cabin và cửa tầng được mở và kéo theo cửa tầng mở. Ngược lại khi cửa cabin đóng lại thì cửa tầng cũng đóng lại và chốt này sẽ được khóa lại.
Tất cả sản phẩm tại Thang Máy Miền Trung đảm bảo được trang bị 4 thiết bị an toàn trên. Sự an toàn và thoải mái cho hành khách luôn được công ty ưu tiên hàng đầu. Trên đây chỉ là 4 thiết bị chính, ngoài ra thang máy vẫn cần sự hỗ trợ của rất nhiều bộ phận khác để đảm bảo hành trình di chuyển của hành khách.
Để được nhận bản vẽ thiết kế, LIÊN HỆ NGAY:
CÔNG TY CP THANG MÁY MIỀN TRUNG
Tư vấn – Lắp đặt – Sửa chữa – Cứu hộ thang máy hàng đầu Miền Trung
____________________
Vp đại diện: 775 Nguyễn Trãi, P. Phú Sơn, Tp. Thanh Hóa.
Liên Hệ Tư Vấn: 0966.022.533
Hotline cứu hộ thang: 1900 0138
Email: [email protected]
? Website: thangmaymientrung.vn
??? Fanpage: Thang Máy Miền Trung